Kinh doanh cà phê cần phải biết gì - Cyclo Coffe

Kinh doanh cà phê cần phải biết gì

Chuyên mục: Kinh doanh cà phê/ Kinh nghiệm kinh doanh Ngày đăng: 11 - 10 - 2021 Update: 13 - 10 - 2021

Sau một thời gian đắng đó và suy nghĩ, bạn quyết định tự mình mở một quán cafe để kinh doanh. Để kinh doanh cà phê thành công đôi khi bạn cần phải có một bề dày kinh nghiệm về kinh doanh. Tuy nhiên đôi khi với sự chuẩn bị kỹ càng công thêm chút may mắn dù không có nhiều kinh nghiệm những bạn cũng có thể kinh doanh thành công. Để đạt được điều này bạn cần phải xác định và thực hiện 9 điều sau:

1.Nghiên cứu về thị trường cà phê

Mở quán cà phê là một hình thức kinh doanh mà nó đòi bạn phải danh nhiều vốn đầu tư và thời gian. Việc dành thời gian ra để tìm hiểu và chuẩn bị tư tưởng trước khi mở một quan cà phê là điều cần thiết. Để làm được việc này, bạn cần phải tìm đến chủ của các quan cà phê và học hỏi thêm những kinh nghiệm từ họ để biết rắng việc gì nên và việc gì không nên.

Điều thú vị của việc này đó là bạn phải đến nhiều quán cà phê khác nhau, thường thức cà phê của họ, trò chuyện với họ, quan sát cách hoạt động của họ để biết trước những gì sắp tới mình sẽ phải trải nghiệm. So sánh và quyết định xem những điểm gì của họ sẽ được áp dụng cho quán của mình và những gì sẽ phải loại bỏ ra.

Bên cạnh đó, khí thưởng thức và trải nghiệm quán cà phê của họ, bạn cũng tự đặt mình vào tư thế là một khách hàng. Vì vậy hãy tự đặt ra những câu hỏi cho chính mình như: Đối tượng khách hàng của mình là ai? Họ cần gì khi tới quán của mình? Họ sẽ thương đến vào khoảng thời gian nào?

Nắm bắt được khách hàng, tâm lý khách hàng và nhu cầu của họ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc lên kế hoạch, chuẩn bị menu hay định giá menu của bạn.

2. Xác định tầm nhình phát triển của quán

Mình tin chắc rằng trong bạn đã có cho mình những ý tưởng về quán cà phê của mình từ cách trang trí, sắp xếp, vận hành ,… Hãy viết những điều mà bạn mong muốn đó xuống, và tưởng tượng xem bầu không khí của nó sẽ như thế nào.

Hãy thu thập thêm những ý tưởng hình ảnh về ý tưởng, menu, thiết kế để truyền thêm cảm hứng cho quán cà phê của bạn. Tìm hiểu thêm về các món đồ ăn, thức uống mà bạn muốn kinh doanh và học cách làm sao để làm hài long khách hàng của mình.

Khi đã có một tầm nhìn rõ ràng cụ thể sẽ giúp cho bạn biết được quán của mình sẽ trông như thế, bán loại cà phê gì, và cách phục vụ khách hàng như thế nào. Điều quan trọng là mà bạn phải nhớ là Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, vì vậy phải biết rõ đối tượng mà mình muốn nhắm tới.

3. Soạn ra một kế hoạch kinh doanh cụ thể

“Quá nhiều việc để làm”, “soan ra cho ai đọc”,… là những lời phản biên mà ta thường nghe hay thường nghĩ khi nói về việc lập nên một kế hoạch cụ thể. Trên thực tế, việc có một kế hoạch rõ ràng cụ thể không chỉ giúp bạn hoàn thành trôi chảy hơn, nó còn giúp bạn giảm rủi ro kinh phí đầu tư dư thưa.

Một kế hoạch cụ thể rõ ràng giúp bạn phát triển từng bước vũng chắc hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn.
Một kế hoạch rõ ràng nên bao gồm:

  • Yêu cầu tổng thể: Quán cà phê của mình như thế nào, và nó sẽ như thế nào.
  • Một bảng so sánh về các quán ở khu vực lân cận: Đối tượng khách hàng của họ là ai và ai sẽ là đối thủ cạnh tranh của bạn?
  • Nhân viên: Bạn sẽ làm công việc gì và bạn sẽ thuê ai làm việc gì thay cho mình?
  • Một kế hoạch quảng bá: Điểm mạnh của quán bạn là gì? Làm sao để bạn cho họ thấy được nó?
  • Nguồn vốn bạn cần có là bao nhiêu và làm sao để có được nó?
  • Vị trí kinh doanh ở đâu và hình thức thuê như thế nào?

Có rất nhiều thứ mà bạn cần phải suy nghĩ khi quyết định mở một quán cà phê, hãy ghi chép chúng lại, phân chia chúng theo từng hạng mục về mức độ ưu tiên. Việc nắm rõ những thứ cần thiết và không cần thiết sẽ không chỉ giúp cho bạn tiết kiệm chi phí và khả năng thành công cũng tăng lên.

4. Lựa chọn vị trí

Vị trí là một trong những yếu tố chủ chốt để quyết định việc kinh doanh của bạn có thanh công hay không. Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn vị trí, hay ký hợp đồng thuê nhà, hãy quan sát kỹ càng lưu lượng giao thông xung quanh khu vực. Bao nhiêu người thường đi bộ trên đoạn đường này, lưu lượng giao thông như thế nào, vị trị bạn chọn có thuận tiện cho việc dừng xe hay đậu xe hay không? Khu dân cư xung quanh đó như thế nào và thói quen sinh hoạt của họ ra sao. Nên nhớ rằng bạn sẽ dành rất nhiều thời gian của mình ở đó vì vậy bạn cần phải hiểu về thói quen sinh hoạt và đi lại của khu vực này.

5. Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu tốt nhất

Trong tất cả các loại hình kinh doanh, việc tìm kiếm một nguồn cung cấp nguyên / vật liệu là yêu tố hàng đầu dẫn đến sự thành công. Vì vậy bạn cần phải biết nhu cầu khách hàng của mình là gì và tìm một nha cung cấp mang đến cho bạn sự ổn định nhất về chất lượng.

Đối với kinh doanh cà phê bạn cần phải tìm nguồn cung cấp như: Cà phê hạt, sữa, đường, ly, ống hút, bao bì hay rộng hơn là syrups, trà, trái cây nêu như bạn kinh doanh thêm các loại đồ uống khác ngoài cà phê. Bạn nên liệt ke ra tất cả các món bạn muốn kinh doanh, mở rộng ra các nguyên vật liệu cần có. Sau đò tìm kiếm đến nhiều nhà cung cấp khác nhau cho tới khi bạn tìm ra được nơi mình ưng nhất và phù hợp với cách hoạt động của mình nhất.

6. Chuẩn bị các thiết bị thiết yếu

Bên cạnh nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguôn cung cấp máy móc cũng quan trọng một phần không kém.

Có khác nhiều các máy món bạn cần có để việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn như:

  • Máy tính tiền
  • Két sắt đựng tiền
  • Máy pha cà phê (nếu bạn kinh doanh cà phê pha máy)
  • Máy xay cà phê
  • Tủ mát

Ngoài ra một số trang thiết bị để phục vụ khách hàng khác tuỳ theo hình thức kinh doanh như

  • Thiệt bị phát sóng wifi
  • Tivi
  • Máy chiếu
  • Máy lạnh

7. Decore và tạo sự cá tính

Vẻ đẹp của thiết kế quán cà phê là yếu tố chính để tạo sự thu hút của khách hàng. Concept thiết kế sẽ phụ thuộc tuỳ theo đối tường khách hàng mà bạn mong muốn. Nó có thể là một quán cà phê cổ điển, hiện đại, thân thiện với gia đinh hay là quán tập trung vào sức khoẻ? Hiểu rõ khách hàng của bạn và thiết kế quán của bạn sao cho tốt nhất và phù hợp với khách hàng của bạn nhất.

8. Đưa ra menu nổi bật nhất của mình

Menu của bạn nên mô tả về tầm nhìn quán cà phê của bạn. Xem xét sáng tạo ra những món mang đậm tính thương hiệu, hiêu hình thức và công thức riêng của mình để tạo ra sự khác biệt, làm nên tảng vững chắc để cạnh tranh.
Với chọn một menu có tối đa 10 – 12 món nhưng những món đó là những món bạn có thể làm chủ được chất lượng.
Về giá menu bạn cần phải đảm bảo phần lợi nhuận của mình. Bạn cần phải biết rõ chi phí cost của từng món. Có một công thức tính giá đơn giản thường được sử dụng đó là giá cost nên lớn hơn 35% so với giá bán lẻ ( Chưa bao gồm thuế và phí dịch vụ và các phát sinh khác )
Ví dụ : Một ly trà sữa có cost là 5k vơi cost là 35% với giá bán ra

Giá một ly trà sữa sẽ là 5/35%= ~ 14k ( Chưa bao gồm thuế và phí dịch vụ)

Ví dụ: Một ly trà sữa có cost là 5k với cost tương ứng 20% giá bán ra

Giá một ly tra sữa sẽ là 5/20%= 25k( Chưa bao gồm thuế và phí dịch vụ)

Trong đó những phần trăm còn lại bạn phải đảm bảo rằng nó sẽ đắp đầy được chi phí cố định hàng tháng.

 

Tư vấn miễn phí 0793010784